Những sự thật không thể chối bỏ (phần 15)
Trích từ danlambaovn.blogspot.com
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Kính thưa bạn đọc Danlambao, thông suốt 14 phần của loạt bài gồm 15 phần “Những sự thật không thể chối bỏ”, tôi hoàn toàn đề cập đến những lỗi lầm lớn của ông Hồ Chí Minh với dân tộc và đất nước Việt Nam như: bán nước, giết người hàng loạt, làm gián điệp cho Trung cộng, âm mưu Hán hóa Việt Nam và tội ác chiến tranh… Đó chính là những sự thật, những tội ác mà dân tộc ta cần được biết trước sự bưng bít của đảng cộng sản Việt Nam.
Bài thứ 15 này tôi xin trình bày về một tội ác cá nhân của ông Hồ với những người vợ và con ông ta. Trong phần này tôi xin không trình bày liệt kê ông ta có bao nhiêu vợ, bao nhiêu con mà tôi xin chứng minh những điều sau đây: Ông Hồ có vợ con chứ không phải không có như ông ta và đảng cộng sản tuyên truyền “Cả đời hi sinh hạnh phúc riêng tư cho dân tộc”; tại sao lúc còn sống ông ta không dám công khai thừa nhận chuyện này; và sự thật về một đảng cộng sản lừa dối nhân dân cả về đời tư của ông ta.
Thật ra, trước tôi đã có nhiều tác giả viết về đề tài vợ con của ông Hồ, hay như DVD “Sự thật về Hồ Chí Minh” của linh mục Nguyễn Hữu Lễ đã nói rất rõ. Tuy nhiên tôi viết bài này không nhằm chỉ trích việc ông Hồ có nhiều vợ con, vì với tôi chuyện có nhiều vợ con không phải là tội ác, mà cái chính là ông ta cư xử thế nào với vợ con ông ta và tại sao ông ta lại phải lừa dối dân tộc điều này. Xin được trình bày cùng bạn đọc.
A. Bác đâu có “Cả đời hi sinh hạnh phúc riêng tư cho dân tộc”:
Theo tôi đối với ông Hồ: Vợ, người tình chỉ để “giải khuây”- con chỉ là “kết quả không mong đợi”. Sở dĩ tôi phải nói vậy vì nếu là một người chồng, người cha tốt thì dù thế nào họ cũng phải thừa nhận với mọi người và chăm sóc vợ con đàng hoàng. Đằng này ông Hồ không hề thừa nhận mình có vợ, con và đối xử với họ tàn tệ. Xưa có câu “Hổ dữ không ăn thịt con” vậy mà ông Hồ không coi trọng nghĩa cũng phu thê, cũng chẳng thương con cái thì làm sao ông ta có thể là vị “Thánh” yêu nước, thương dân như đảng cộng sản tuyên truyền và ông ta tự nhận? Hãy điểm qua những sự kiện chính để thấy điều này.
Người Vợ Tăng Tuyết Minh:
Bà Tăng Tuyết Minh là một người Trung quốc đã kết hôn với ông Hồ khi ông ta còn mang danh là Lý Thụy. Cho đến bây giờ đảng cộng sản vẫn giấu nhẹm việc này, nhưng để chứng minh cho bạn đọc nhất là những người còn tin vào ông “thánh” Hồ Chí Minh thì không phải là một điều khó khăn.
Đầu tiên, trên Wiki có bài viết về bà Tăng Tuyết Minh với đoạn như sau:
“Tăng Tuyết Minh (chữ Hán: 曾 雪明, 1905–1991) là một phụ nữ Trung Quốc. Theo nghiên cứu của một số học giả Trung Quốc, Pháp, và Hoa Kỳ thì bà đã kết hôn với Hồ Chí Minh, khi đó có bí danh là Lý Thụy vào năm 1926 và đã sống chung với ông được nửa năm cho đến khi ông phải rời Trung Quốc sau vụ chính biến năm 1927.[1][2] Sau này khi Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai người đã tìm cách liên lạc nhau nhưng không được… Tháng 10 năm 1926, hôn lễ giữa Lý Thụy, (bí danh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi đó) và Tăng Tuyết Minh được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến [3] của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một số học viên khóa huấn luyện phụ vận.[4] Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm.”
Hẳn mọi người còn nhớ ở phần 8 tôi đã chứng minh Lý Thụy chính là một bí danh của ông Hồ khi ông ta hoạt động ở Trung Quốc và Thái khi ông ta chủ mưu bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp. Và bài viết trên Wiki chỉ rõ ông Hồ-Lý Thụy đã cưới bà Tăng Tuyết Minh. Như vậy có thể coi bà Minh là vợ đầu tiên của ông Hồ có hôn thú và hôn lễ đàng hoàng.
Thứ hai, hiện nay có một bức thư của ông Hồ - Lý Thụy gửi bà Tăng Tuyết Minh, đã bị mật thám Pháp tại Đông Dương chặn được và giữ lại ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại CAOM (viết tắt của Centre des Archives d’Outre-Mer - Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại) đặt tại Aix-en-Provence (Daniel Hémery, HO CHI MINH De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.) Khi ở Thái Lan ông Hồ đã viết bức thư này có nội dung như sau:
“Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.”
Dịch nghĩa: “Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy”.
Rõ ràng đây là bức thư gửi người mà ông ta đã lấy làm vợ. Điều này khẳng định ông Hồ có người vợ đầu là Tăng Tuyết Minh.
Thứ ba, Theo bài “Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh (Huang Zheng) có viết:
“Tháng 5 năm 1950 Tăng Tuyết Minh nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là vị Chủ tịch Việt Nam. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành.”
Tăng Tuyết Minh khi đã cao tuổi. Trên tường nhà có treo ảnh Hồ Chí Minh (viet.com.cn)
Đây là một tác giả của Trung cộng đã thừa nhận việc ông Hồ có vợ con là sự thật. Việc sau này bà Minh lấy ông Hồ và treo ảnh ông ta trong nhà cũng nói lên sự thật là ông Hồ có vợ là bà Minh.
Thứ tư, trong cuốn sách được in năm 1986 tại Liên Xô có tên “Mảnh trời riêng của lãnh tụ” của Mikhail Vasaep - một học giả, nhà nghiên cứu thuộc phân viện lịch sử đảng cộng sản Liên Xô cũ - tại trang 363: “...Ông Hồ Chí Minh cưới người vợ Tăng Tuyết Minh tại Trung quốc sau khi được ông Lâm Đức Thụ tích cực thu xếp…”
Như vậy có thể khẳng định việc ông Hồ lấy bà Tăng Tuyết Minh là sự thật qua tài liệu này của tác giả đảng viên đảng cộng sản Liên Xô.
Thứ năm, một nhà nghiên cứu thiên tả là bà Quinn khi đề cập đến người vợ Trung Quốc của ông Hồ cũng đã nói trong cuốn sách “Ho Chi Minh: The Missing years” của mình: “Vì một vài lý do nào đó các giới chức tại Hà Nội vẫn chưa chịu đả động gì đến những điều tiết lộ theo đó ông Hồ có liên hệ tình cảm thực sự với những người thuộc phái nữ. Mặc dầu giờ đây phía Trung Quốc đã trình bày trước công luận cả một bức ảnh và một bài viết nói về việc ông Hồ kết hôn với một phụ nữ vào tháng Mười, năm 1926, nhưng Hà Nội vẫn chưa chính thức xác nhận.”
Vậy ta có thể thấy là những gì bà Quinn nói trùng khớp vời lời kể của ông Hoàng Tranh và những tài liệu của phía Liên Xô khẳng định ông Hồ cưới bà Tăng Tuyết Minh năm 1926.
Thứ sáu, theo tác giả Daniel Hémery: “Lý Thụy không gặp lại được vợ mình là Tăng Tuyết Minh từ sau năm 1927, có thể vì Tuyết Minh bị thất lạc do chiến tranh quốc cộng ở Trung Hoa vào đầu năm 1927.” (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l''Indochine au Vietnam, Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tt. 63, 145.)
Ở đây cũng cần nói thêm báo Tuổi Trẻ của Thành đoàn Thanh niên CSHCM thành phố Hồ Chí Minh đã trích đăng tài liệu của Daniel Hémery trong số báo ngày 18-5-1991. Tổng biên tập báo này lúc đó là bà Kim Hạnh liền bị kiểm điểm và bị mất chức.
Kết luận: Qua sáu dẫn chứng chúng ta có thể thấy ông Hồ thật sự đã cưới bà Tăng Tuyết Minh chứ không phải là cả cuộc đời cô độc, không lấy vợ để lo cho dân tộc như ông ta và đảng cộng sản tuyên truyền. Và sự thật là sau khi đã có thể coi như là “Công thành danh toại” thì ông Hồ lại không thừa nhận và hỏi thăm bà Tăng Tuyết Minh. Như vậy để có thể thấy ông Hồ đâu có phải là người trọng nghĩa phu thê, và là người chồng tồi.
Bà Nguyễn Thị Minh Khai:
Theo Wiki: “Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Bình, nhân viên hỏa xa, và là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. Minh Khai học trường tiểu học Pháp Nam ở Vinh. Năm 1928, Minh Khai gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đó qua đảng Cộng Sản Đông Dương, và sang Hồng Kông hoạt động năm 1930.”
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Thị_Minh_Khai)
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Thị_Minh_Khai)
Để chứng minh cho việc trước khi lấy ông Lê Hồng Phongthì bà Minh Khai chính là vợ của ông Hồ xin được dẫn chứng như sau:
Đầu tiên, trong tập thư của đảng cộng sản Liên Xô hiện lưu trữ tại cục lưu trữ liên bang Nga có một danh sách gửi tới Moscow về tên người tham gia hội nghị đảng cộng sản quốc tế năm 1935 có nói đến việc bà Minh Khai có chồng tên là Lin. Sự việc này cũng được nhà báo Bùi Tín ghi lại trong cuốn sách của mình (Thành Tín, sđd. tr. 151.):
“Ngày 25-7-1935, tới Moscow khai mạc đại hội cộng sản quốc tế. Phái đoàn đại diện đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu gồm có: Lê Hồng Phong, Quốc, Kao Bang, vợ Quốc và hai đại biểu khác từ Nam Kỳ và Ai Lao đến. Khi đến Moscow, Minh Khai khai báo lý lịch là đã có chồng, và mở ngoặc tên chồng là Lin. Lin là bí danh của Nguyễn Ái Quốc lúc đó. Những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tới nhà ở tập thể của các cán bộ cộng sản cũng đều ghi hai vợ chồng Minh Khai, Lin cùng chung phòng, chung giường, chung đồ dùng...”.
Cũng cần phải nói thêm Lin chính là một trong những bí danh của ông Hồ. Trên website của tỉnh Thừa Thiên Huế có xác nhận Lin là một trong những bí danh của ông Hồ. Xin giới thiệu link đề bạn đọc kiểm chứng: http://bachovoihue.violet.vn/entry/show/entry_id/6045326.
Và cũng một website nữa của đảng cộng sản Việt Nam khẳng định Lin chính là một trong những bí danh của ông Hồ. Đây là bài viết trên website của bộ Nông Nghiệp Việt Nam (http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/122/21/58006/Cac-but-danh-cua-Bac-Ho.aspx). Bài viết trên của ông Nguyễn Lân Dũng có đoạn: “Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.”
Như vậy có thể khẳng định Lin chính là ông Hồ và ông ta đã có vợ là bà Nguyễn Thị Minh Khai như chính bà ta khai khi đi họp ở Moscow.
Thứ hai, theo lời con gái của bà Vera Vasilieva - một nhân viên người Nga trong tổ chức Quốc tế Cộng Sản, kể cho nhà nữ sử học Sophia Quinn Judge (Hoa Kỳ), được ông Bùi Tín viết lời trong “Về ba ông thánh”, thì trong thời gian diễn ra đại hội này, ông Lin hay ghé nhà bà Vera Vasilieva thăm, và thường đi cùng với một phụ nữ Việt Nam tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai dùng khi ở Moscow.
Như vậy có thể khẳng định nếu ông Hồ và Minh Khai chính là cặp bài trùng không những chỉ là đồng chí mà còn chính là vợ chồng như chính bà Minh Khai tự khai.
Để minh chứng cho cái tên Phan Lan chính là Minh Khai tôi xin được nêu dẫn chứng - đó là đoạn trích trong bài viết “Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và chị Minh Khai: Một tình yêu lớn” trên tờ Báo Mới của đảng cộng sản Việt Nam: “Trong Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong và Minh Khai đều có tham luận. Minh Khai đề cập đến "Vai trò phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống việc chuẩn bị chiến tranh chống đế quốc mới, đấu tranh cho hòa bình". Bài phát biểu của Phan Lan (bí danh của Minh Khai), đại biểu trẻ nhất Đại hội đã gây được tiếng vang và cảm tình của nhiều người”.
Thứ ba, xin được nói rõ hơn về cuốn sách của bà Quinn – một người thiên tả người Mỹ đã nói về sự kiện ông Hồ và bà Minh Khai là vợ chồng. Khám phá ra việc bà Minh Khai là vợ ông Hồ do tiến sĩ Sophie Quinn-Judge tìm ra khi tham khảo các tài liệu của Quốc Tế Cộng sản ở Nga sau khi chế độ Cộng sản bị tan vỡ cùng với Liên Bang Xô Viết vào năm 1989. Chi tiết này đã được bà Quinn-Judge, một chuyên gia nghiên cứu về đảng CSVN và đặc biệt cuộc đời ông Hồ, công bố trong cuốn sách “Ho Chi Minh: The Missing Years (1914-1941)” do University of California Press xuất bản.
Đề cập các tài liệu liên quan tới ông Hồ được Quốc Tế Cộng Sản lưu giữ ở Nga, bà Quinn-Judge cho biết: “Đống hồ sơ này cũng chẳng có được bao nhiêu, sắp xếp lộn xộn, đôi khi in lại hoặc đánh máy, cũng có khi nguyên bản như một lá thư, một vài tài liệu có chữ ký của ông Hồ Chí Minh hoặc ký tắt với danh xưng là Quak, Quac, NAQ hoặc với bí danh là Lee hay là Lin. Sau này khi tra khảo tới các hồ sơ lưu trữ về thuộc địa của Pháp tại Aix-en-Provence, tôi thấy có được lợi ích là góp phần để sắp đặt cho các tài liệu về Quốc Tế Cộng sản theo thứ tự hợp lý hơn dựa vào các tài liệu tại hai nơi thường khi cùng ghi nhận đến các diễn biến như nhau.”
Liên quan tới ông Hồ và bà Minh Khai, bà Quinn-Judge cho biết:
“Một tiết lộ khác được khám phá qua các tài liệu này là có hai sự kiện liên quan đến thời kỳ hoạt động của bà Nguyễn Thi Minh Khai chứng tỏ bà là vợ của ông Hồ Chí Minh.
Một sự kiện thể hiện qua lá thư được viết vào năm 1934 của ông Hà Huy Tập gửi tới Ban Bí Thư Miền Đông, nêu tên đại biểu được cử đi tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ bảy, trong đó có một người nói là 'vợ của Quốc,' còn sự kiện kia là ở một chỗ khác thấy nói tới danh xưng người đàn bà đó là bà Vãi (bà Minh Khai vào thời gian những năm đầu hoạt động có làm nghề hàng vải). Vì trong phái đoàn chỉ có một phụ nữ cho nên dĩ nhiên đó phải là có ý nói tới bà Nguyễn Thi Minh Khai. Sau này tại Mạc Tư Khoa, khi phải làm tờ khai lý lịch cá nhân, khi điền vào câu hỏi về tình trạng gia đình bà đã ghi là có chồng và kể tên chồng là Lin. Đó cũng là danh xưng của ông Hồ tại Mạc Tư Khoa kể từ năm 1934 cho đến năm 1938.”
Thứ tư, cũng cần nhắc lại cuốn sách “Mảnh trời riêng của lãnh tụ” của một học giả Liên Xô cũ có tên Mikhail Vasaep đã đề cập ở trên có viết tại trang 366 “Ông Hồ Chí Minh cũng đã có người vợ là người Việt Nam cũng là đồng chí của mình từ năm 1933 sau khi ông không còn liên lạc gì với người vợ đầu tiên Tăng Tuyết Minh. Người vợ thứ hai của ông Hồ Chí Minh chính là nữ chiến sỹ cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu – Nguyễn Thị Minh Khai”.
Có thể nói cuốn sách của ông Vasaep xuất bản năm 1986 trước khi bà Quinn đưa ra cuốn sách của mình cho thấy chính người cộng sản Liên Xô đã biết rất rõ sự việc bà Minh Khai là vợ ông Hồ Chí Minh. Cuốn sách của ông Vasaep ít được biết đến vì ngay khi xuất bản đã bị đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô phản đối vì sợ lộ bí mật về hình tượng “ông Thánh” và bị cấm xuất bản. Chỉ có vài chục cuốn được giấu đi và tôi may mắn được một người thân đã từng đi Liên Xô lao động về cho tham khảo.
Kết luận: Qua bốn dẫn chứng chúng ta có thể thấy thêm một người vợ nữa của ông Hồ chính là bà Nguyễn Thị Minh Khai - người sau này lấy ông Lê Hồng Phong làm chồng thứ hai của mình. Và cũng giống như người vợ đầu Tăng Tuyết Minh, ông Hồ chưa bao giờ dám thừa nhận có lẽ vì ông ta sợ mang tiếng là nhiều vợ, lừa dối nhân dân về sự tận tụy của mình quên cả hạnh phúc riêng cho dân tộc và trên hết là cá nhân ông ta coi những người phụ nữ chỉ là món đồ chơi mà thôi.
Người có tên Đỗ Thị Lạc:
Ngoài hai người vợ trên ông Hồ còn có thêm một người phụ nữ thứ ba tên là Đỗ Thị Lạc. Thậm chí bà này còn có một người con gái cùng ông Hồ. Có ít người biết về bà Lạc nhưng sự thật là ông Hồ và bà Lạc đã có con gái mà đến nay không biết người con ấy sống chết ra sao sau khi ông Hồ bỏ rơi người con này.
Khi Tiêu Văn đồng ý cho ông Hồ về Việt Nam với 18 cán bộ vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự ở Đại Kiều (gần Liễu Châu), cộng thêm 76.000 quan kim, tài liệu tuyên truyền, bản đồ quân sự và thuốc men, nhưng không cấp vũ khí. Ông Hồ về tới Pắc Bó (Cao Bằng) vào gần cuối năm 1944. Trong số 18 cán bộ theo Hồ về nước lần nầy có Đỗ Thị Lạc tức “chị Thuần”. Nhân thân của Đỗ Thị Lạc không được rõ ràng, chỉ biết rằng vào năm 1942, khi tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa là Trương Phát Khuê tổ chức lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Đại Kiều, Đỗ Thị Lạc theo học lớp truyền tin. Khi về Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với ông Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm gần Pắc Bó. Do tình hình biến chuyển, ông Hồ rời Pắc Bó đầu năm 1945 qua Trung Hoa, bắt liên lạc và hợp tác với tổ chức OSS dưới bí danh Lucius vào tháng 3-1945. Đầu tháng 5-1945, ông Hồ về Việt Nam, ghé Khuổi Nậm (Cao Bằng) thăm Đỗ Thị Lạc một thời gian ngắn rồi đi Tân Trào (Tuyên Quang), và bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử sau đó. Chuyện tình giữa ông Hồ với Đỗ Thị Lạc, cũng như với Minh Khai, Tăng Tuyết Minh bị giấu nhẹm, nên sau đó không còn dấu vết gì nữa. Để minh chứng cho câu chuyện này tôi xin dẫn chứng sau đây:
Đầu tiên, trong cuốn sách “Một cơn gió bụi” của sử gia, nhà chính trị Trần Trọng Kim đã được tôi giới thiệu ở phần 12, trang 75 của cuốn sách viết: “Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm và họ đã có một người con gái chung”.
Hẳn chúng ta cũng biết ông Trần Trọng Kim đã sống cùng thời với ông Hồ và là nhà viết sử hết sức trung thực nên những gì ông viết đáng để chúng ta tin cậy. Tuy nhiên nếu chỉ có mình đoạn trích nêu trên của ông thì khó có thể làm ta tin được sự việc có con gái của ông Hồ và bà Lạc. Xin nêu thêm những dẫn chứng khác sau đây:
Thứ hai, trong cuốn sách “Mảnh trời riêng của lãnh tụ” của học giả Liên Xô cũ Mikhail Vasaep đã đề cập ở trên có viết tại trang 368: “Có một người phụ nữ đã sinh cho ông Hồ Chí Minh một người con gái tại Cao Bằng (một địa danh ở Phía Bắc Việt Nam) nhưng sau này vì nhiệm vụ với cách mạng, ông Hồ Chí Minh dường như không muốn thừa nhận cháu bé …”
Đoạn trích không nói rõ tên người phụ nữ là ai nhưng những gì tác giả Liên Xô đã nói trùng khớp với nội dung về người con gái chung, nơi ở của bà Lạc mà sử gia Trần Trọng Kim đề cập. Điều này cho thấy ông Hồ thực sự có người tình và người con mà ông ta không công nhận.
Thứ ba, chúng ta cũng nên quay lại với cuốn sách của tác giả Hà Cẩn mà tôi đã từng nhiều lần giới thiệu. Trong phần 9 khi tôi đã giới thiệu về tác giả Trung cộng này (Viện Văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang, có đoạn ở trang 134 tạm dịch: “Cũng là đồng chí Cách mạng nhưng Mao chủ tịch không có đời sống tình ái bi đát như Hồ chủ tịch. Hồ Chủ tịch thậm chí có một người con gái với người đồng chí tên Thuần ở Pacbo mà không được công bố...”
Như đã biết người con gái tên Thuần kia chính là bí danh hoạt động của bà Đỗ Thị Lạc và những gì sử gia Trung cộng đề cập rất đúng với những nghiên cứu của sử gia Trần Trọng Kim và Vasaep.
Kết luận: Vậy qua 3 dẫn chứng có thể thấy ông Hồ đã có một người con gái với người tình Đỗ Thị Lạc. Sở dĩ tôi gọi bà Lạc chỉ là người tình vì không thấy ai đề cập đến lễ cưới cũng như hôn thú của bà và ông Hồ. Hay nói cách khác bà Lạc chỉ là một trong những người tình qua đường của ông Hồ. Và hành động không nhận, không nuôi người con gái của ông và bà Lạc cũng cho thấy bản chất vô trách nhiệm của ông ta với chính giọt máu của mình. Hay nói cách khác người con không biết sống chết thế nào của ông Hồ chỉ là kết quả ngoài mong đợi của ông ta trong chuỗi hành trình đi tìm thú vui xác thịt cho bản thân.
Người đàn bà đoản mệnh Nông Thị Xuân:
Mối tình với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân được bạch hóa rõ ràng nhất qua nhiều nhân chứng còn sống viết và kể lại. Tại Hà Nội, cô Xuân được lệnh ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm, nhưng vẫn phải đến ‘gặp’ bác Hồ. Năm 1956, Nông Thị Xuân sinh cho ông Hồ một người con trai đặt tên Nguyễn Tất Trung. Sau đó Xuân có ý muốn chính thức hóa cuộc hôn nhân với ông Hồ. Ngày 11 tháng 2, 1957, vào khoảng 7 giờ tối, Xuân được ô tô đón sang gặp ông Hồ. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 2, 1957, công an báo tin cho cô Vàng (em cô Xuân) là Xuân đã chết vì tai nạn ô tô. Liền sau đó cô Vàng đến thăm xác chị ở nhà thương Phủ Doãn và chứng kiến biên bản khám nghiệm tử thi của bác sĩ. Bác sĩ cho biết nạn nhân không chết vì tai nạn ô tô, vì khám toàn cơ thể không có dấu hiệu gì cả ngoại trừ vết nứt trên sọ đầu, và bác sĩ đã tuyên bố, có thể nạn nhân bị trùm chăn trên đầu rồi bị đập bằng búa...
Cô Vàng vội chạy về báo tin ngay cho người chồng sắp cưới là một bộ đội đang bị thương tật sống ở tỉnh Cao Bằng. Vàng biết chắc rằng cô cũng sẽ bị thủ tiêu vì cô chứng kiến sự thật chị của cô do ông Hồ âm mưu sát hại. Thật vậy, ngày 2 tháng 11, 1957, cô Vàng bị giết chết và xác được tìm thấy trên sông Bằng Giang, đến ngày 5 tháng 11 xác mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ.
Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này đệ lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCN VN, vào ngày 29 tháng 7, 1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được ông Hồ Chí Minh giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại hình ảnh Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần khi được lệnh giết cô Xuân... Năm 2007, nhà văn đấu tranh trong nước, bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của ông Hồ. Được biết anh ta hiện đang được Đảng ‘nuôi’ đàng hoàng trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.
Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được dì là cô Vàng nuôi, nhưng rồi bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904-1979), bí danh Sao đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung. Để minh chứng cho điều này tôi xin dẫn chứng sau đây:
Bà Nông Thị Xuân, sau đổi là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1932,
mất năm 1957. Chụp cuối năm 1956 tại Hà Nội sau khi đẻ Nguyễn Tất Trung.
Hình ảnh vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung
(bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ (giữa)
Hình ảnh vợ chồng Trung và Duyên bên dòng suối ở Hang Pắc Bó - Cao Bằng (suối Lê Nin)
Đầu tiên, Toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi” của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, xuất bản 1997 bởi nhà xuất bản Văn Nghệ dày 394 trang. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga. Chúng ta cũng có thể xem giới thiệu cuốn sách tại link sau:
Cuốn sách của tác giả Nguyên Minh Cần có đoạn:
“Bây giờ xin quay trở lại câu chuyện những cô gái ở Cao Bằng. Theo những điều người ta kể cho tôi trong những năm gần đây và được xác minh qua tài liệu đã xem thì có hai chi tiết hơi khác (các cô họ Nguyễn và cô Xuân chỉ có một con với ông Hồ), ngoài ra, các chi tiết khác về cơ bản đều giống nhau. Sự việc cụ thể như sau: cô Nguyễn Thị Xuân (tên gọi trong gia đình là Sang) và em họ, cô Nguyễn Thị Vàng, 22 tuổi, quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, cuối năm 1954, đã tình nguyện vào làm công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Được mấy tháng thì ủy viên Trung ương đảng, chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần Trần đặng Ninh, gặp cô Xuân nói chuyện vài lần, rồi đầu năm 1955 cho xe đón cô Xuân về Hà Nội, "nói là để phục vụ Bác Hồ". Mấy tháng sau, cô Xuân cũng xin cho cô Vàng và cô Nguyệt (con gái của ông Hoàng Văn Đệ, cậu ruột của cô Xuân) về Hà Nội ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm. "Vì các vị lãnh đạo không cho chị Xuân ở cùng với Bác trên nhà Chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ công an, trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của công an. Cuối năm 1956, chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung.
"Em có nhiệm vụ bế cháu", đấy là lời Vàng kể lại cho người chồng chưa cưới của mình trước khi cô bị giết. Và cũng nhờ Vàng đã kể lại, nên chúng ta biết được những sự việc sau đây. Khoảng mồng 6, mồng 7 tháng 2 năm 1957, Trần Quốc Hoàn đến, nói chuyện vu vơ một lúc, rồi giở trò... kéo cô Xuân vào cái buồng xép, định hãm hiếp. Cô Xuân ú ớ la lên.Vàng hoảng sợ tru tréo, còn Nguyệt khiếp sợ quá co dúm lại ngồi ở trong góc. May lúc đó có tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, Hoàn sợ, bỏ cô Xuân ra, rút súng lục ra dọa: "Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết". Rồi xuống thang, ra ô tô chuồn. Mấy hôm sau, Hoàn lại đến, lên gác, đi thẳng vào phòng, ôm ghì cô Xuân hôn. Cô Xuân xô nó ra: "Không được hỗn, tôi là vợ ông Chủ tịch nước". Nó nói: "Tôi biết bà to lắm, nhưng tính mạng bà nằm trong tay tôi" Rồi lấy súng dí vào ngực cô Xuân, nó rút ra sợi dây dù đã thắt sẵn thòng lọng tròng vào cổ cô Xuân kéo cô lên giường, tự tay lột hết quần áo, ngắm nghía, rồi hiếp cô. Cô Xuân xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay cô và nói: "Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già, lại còn vờ làm gái”.
Qua những gì tác giả Nguyễn Minh Cần cho ta thấy thực sự ông Hồ và bà Xuân có con trai tên là Tất Trung và sau đó bà ta bị giết bởi Trần Quốc Hoàn.
Thứ hai, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” củaVũ Thư Hiên, cũng một cựu đảng viên, con trai của ông Vũ Đình Huỳnh - là cận vệ, giúp việc, lễ tân trang phục, thư ký riêng, rất gần gũi với ông Hồ. Trong cuốn sách này ông Hiên đã đề cập đến việc ông Hồ có người con tên Nguyễn Tất Trung với bà Nông Thị Xuân rồi bà Xuân bị Trần Quốc Hoàn thủ tiêu.
Cũng cần nói thêm khi ông Vũ Thư Hiên gặp ông Nguyễn Minh Cần tháng 7 năm 1993 cũng đã nói với ông Cần, sau này được ông Nguyễn Minh Cần kể lại:
“Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ Thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ", tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại - chống đảng", đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử " này và chuyện tôi kể cho anh lới một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ Đình Huỳnh, đã dặn dò anh. Hiên nói liền: "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân..." Tôi đáp lới: "Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế!" Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi: "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ Tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc: "Biết quá đi, chứ lị! Từ 51, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà". Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo: "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần Quốc Hoàn (ủy viên Bộ chính trị, bộ trưởng công an) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật...”
Như vậy có thể khẳng định về việc ông Hồ và bà Xuân có người con và sau này bà Xuân bị thủ tiêu là sự thật.
Thứ 3, ngoài hai nhân chứng là ông Nguyễn Minh Cần và ông Vũ Thư Hiên thì chính người Trung cộng đã biết việc này và coi nó như một vết nhơ mà đảng cộng sản Việt Nam và ông Hồ Chí Minh muốn giấu nhẹm đi đề che đậy sự thật ông Hồ là người nhiều vợ con và không có trách nhiệm với gia đình mình. Chính tác giả Hà Cẩn tôi đã giới thiệu ở trên cũng vẫn trang 134 có viết tiếp về những người vợ của ông Hồ: “Ngoài người con gái với người phụ nữ tên Thuần, Hồ chủ tịch cũng còn có người con trai khác mà mẹ của anh ta bị chết một cách đầy ngờ vực trong một tai nạn giao thông tại Hà Nội.”
Điều này càng khẳng định thêm về sự thật mới quan hệ của ông Hồ và bà Xuân dẫn đến kết quả có con trai và bà Xuân bị giết. Tác giả Hà Cẩn không nói rõ thủ phạm là ai nhưng khi đề cập đến vụ án “đầy ngờ vực” cho thấy ngay cả đồng chí của ông Hồ cũng đặt dấu hỏi về ông Hồ và đảng cộng sản trong cái chết của bà Xuân.
Thứ 4, khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh một sử gia, đảng viên đảng cộng sản Ba Lan - ôngConstatin Kostadinov cũng đã viết tại trang 90 cuốn sách “Những người con của lãnh tụ” như sau: “Một người con trai của chủ tịch Hồ Chí Minh có tên Nguyễn Tất Trung được nuôi nấng bởi trợ lý riêng của chủ tịch nhưng đã không nối nghiệp cha làm chính trị….”
Cuốn sách được viết năm 1982 và in năm 1984 bởi nhà xuất bản Cách Mạng ở Ba Lan. Chính việc này cũng khẳng định về cuộc tình và kết quả của ông Hồ với bà Xuân.
Kết luận: Qua 4 dân chứng chúng ta có thể thấy mối tình của ông Hồ và bà Xuân là có thật và được kết thúc bằng một số phận người con không được thừa nhận và cái chết bi đát của bà Xuân cũng như em gái bà.
Một người phụ nữ Nùng khác – Nông Thị Trưng
Một phụ nữ cũng người sắc tộc thiểu số, Tầy, khá xinh đẹp tên Nông Thị Ngác. Lý do câu chuyện tình đặc sắc này được nổi bật những năm sau này là do cuộc phỏng vấn của tờ báo Xuân tại Việt Nam vào khoảng năm 1997. Nhà báo có phỏng vấn bà Nông Thị Ngác, một chứng nhân sống nói về ‘Bác Hồ’. Bà Ngác đã không dấu giếm chi cả những gì đã xảy ra trong thời gian ông Hồ tại hang Pác Bó vào đầu thập niên 40. Bà kể hằng ngày Ngác đến ‘học tập’ với ông Hồ ròng rã cả năm. Hồ căn dặn Ngác không nên gọi Hồ bằng ‘Bác’ mà hãy gọi là ‘Chú Thu’ và xưng ‘Cháu’. Thế thì sau đó chú cháu tiếp tục học tập...
Khi ông Hồ cướp chính quyền thành công, trở thành người lãnh tụ chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam, người nữ cán bộ gương mẫu mà ông Hồ yêu quý, tức Nông Thị Ngác, lại được cất chức làm Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng.... Ông Hồ yêu quý Ngác đến độ đặt cho người nữ cán bộ này một tên nữa là Nông Thị Trưng, ý giống như Trưng Trắc, Trưng Nhị vậy. Tin Nông Thị Ngác là ai cũng đã được người dân trong nước bàn tán. ‘Chú Thu’ và ‘Cháu Trưng’ cũng đã được nhắc tới trong các sách tuyên truyền của cộng sản, nhất là các tác giảTrần Khuê, Thép Mới...
Thép Mới kể lại trong “Năng Động Hồ Chí Minh” (trang 48) rằng sau 20 năm ngày rời Pác Bó, ông Hồ trở lại, 1961, lúc này coi như sự nghiệp khá thành công, ông có thời giờ về thăm lại người cũ, cảnh xưa. Khi vào nhà thăm gia đình bà Ngác, ông Hồ tiếp xúc với ông Dương Đại Lâm, người mà trước đây ông Hồ đã gởi gắm Ngác vào gia đình (không nhắc Ngác đang ở đâu), các cháu vây quanh HCM thân mật... Tác giả còn nhấn mạnh một trong các cháu đã trở thành ‘thanh niên tuấn tú’ góp phần xây dựng đất nước.
Cùng sách trên, Thép Mới ghi (trang 43): “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo...” Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.
Để chứng minh cho mối quan hệ của bà Ngác với ông Hồ tôi xin được trình bày những tài liệu sau đây.
Đầu tiên, trong “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker – một người thiên tả, trang 575, viết:“In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP” (Vietnamese Communist Party- 14).
Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: “Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho's servant after the latter's return to Vietnam during the early 1940s...”
Tạm Dịch: “Vào tháng 4, 2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con trai rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đã được chọn làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940.”
Chúng ta cũng biết ông Nông Đức Mạnh sinh vào đầu thập niên 40. Báo Time phỏng vấn Mạnh vào 2002 và ghi ông ta được 61 tuổi. Như vậy thì ông Mạnh phải ra đời vào cuối 1941 hoặc 1942. Sau ngày sách của Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, website của “Đảng CSVN” đã xóa hoàn toàn tiểu sử của ông Nông Đức Mạnh trước đó ghi rõ Nông Đức Mạnh con của “nhà cách mạng Nông Văn Lai và bà Hoàng Thị Nhị”.
Vấn đề đặt ra là tại sao khi có cuốn sách của Duiker và Time phỏng vấn ông Mạnh thì tiểu sử phải bị xóa bỏ trong khi ông Mạnh là người đứng đầu đảng, việc minh bạch cha mẹ mình trên website của chính phủ có gì sai? Đó chính là việc minh chứng cho ông Mạnh chinh là con của bà Ngác và ông Hồ bị cố tình giấu giếm đi.
Thứ hai, cũng liên quan đến sự việc ông Hồ có con với và Ngạc và có con trai, tác giả người Nga, Mikhail Vasaep cũng đề cập tới trong cuốn sách của mình đã được tôi giới thiệu ở phần trên trong trang 372 “Cũng có những nguồn tin đáng tin cậy từ KGB cho biết có một người con trai của Hồ Chí Minh với người phụ nữ tên Nông Thị Trưng được nuôi nấng bời một gia đình người dân tộc thiểu số tại Cao Bằng...”
Như vậy có thể khẳng định thêm thông tin ông Hồ có con với bà Nông Thi Trưng (Ngác) là hoàn toàn có thật. Và người con đó chính là ông Mạnh với những thông tin được nêu ra từ W. Duiker.
Thứ ba, khi đề cập đến vấn đề quan hệ với bà Nông Thi Trưng thì tác giả Constatin Kostadinovđã giới thiệu ở trên trong cuốn “Những người con của lãnh tụ” xuất bản năm 1984 tại Ba Lan có viết tại trang 92 “Thật ra trong một nghiên cứu cho thấy chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có một mà có những hai con trai nhưng đến nay chưa biết số phận chính trị có giống như người con mang tên Nguyễn Tất Trung hay không...”
Chúng ta nên nhớ vào thời điểm cuốn sách của ông Kostadinov ấn hành thì ông Mạnh chưa có những dấu ấn trên chính trường (năm 1984) nên nhận xét của ông Kostadinov rõ ràng là hợp lý. Nhưng cũng cho thấy về đứa con của ông Hồ không chỉ một mà là 2 con trai.
Thứ tư, chính tác giả Hà Cẩn trong cuốn sách của mình đã được giới thiệu ở trên cũng từng viết tại trang 135 “Bi kịch tình ái của Hồ Chủ Tịch không chỉ dừng lại ở những bà vợ không được thừa nhận mà còn kể cả 2 người con trai của Chủ Tịch. …”
Đến đây ta có thể khẳng định tác giả Hà Cẩn đã ám chỉ về Nguyễn Tất Trung và ông Nông Đức Mạnh là con của ông Hồ Chí Minh. Nhưng dù cho có là ai đi nữa thì tác giả cũng khẳng định ông Hồ có nhiều con và có nhiều vợ không được thừa nhận.
Kết luận: Qua 4 dẫn chứng trên chúng ta có thể thây được ông Hồ và bà Ngác có một mối quan hệ già nhân ngãi non vợ chồng và có con trai là sự thật. Và sản phẩm đó chính là ông Nông Đức Mạnh.
Vài mối tình ngoài lề cần tìm hiểu thêm
Ngoài 5 người phụ nữ để lại dấu ấn bằng con cái và thảm kịch, có hôn thú như nêu trên thì còn có nhiều người phụ nữ từng là người tình của ông Hồ hay được ông ta thích thú. Điều này cho thấy ông ta không hề “hết mình lo cho dân tộc” như đảng cộng sản và ông ta tự bốc thơm mình. Và quan trọng hơn một người có nhiều vợ lại có nhiều người tình như vậy khó có thể là“vị thánh” được. Những câu chuyện về Huỳnh Thị Thanh Xuân, Phương Mai hay vợ ôngChu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu… chưa có nhiều tài liệu kiểm chứng nên tôi không nêu ra ở đây. Trên nguyên tắc tôn trọng sự thật và không đi sâu vào bôi nhọ cá nhân nên tôi chỉ nêu lên những gì đã có bằng chứng khách quan nhất.
Ngoài ra bạn đọc cũng nên tìm hiểu cho mình về sự thật về những người tình của ông Hồ sau đây khi đã có những nguồn tin khách quan nói đến.
Một trong những người phụ nữ Tây Phương có cô Marie Bière. Thành Tín tức Bùi Tín ghi trong “Về Ba Ông Thánh”, xuất bản 5/1995, (trang 149): “Theo tài liệu Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Biere nào đó...” Cũng theo Bùi Tín nói về tài liệu tham khảo của Sophia Judge, một nữ sử học gia Hoa Kỳ rành tiếng Việt đã bỏ nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về ông Hồ, nhất là 2 năm tại Moscow... Ông Hồ có người tình tên Vera Vasilieva. Vera có con gái riêng, và cô này kể cho bà Sophia nghe. “Về Ba Ông Thánh”, (trang 151): “Vào dịp đại hội 7 của quốc tế cộng sản, cô ta mới 10 tuổi, nhưng còn nhớ ông Hồ thường ghé chơi nhà mẹ cô ta và một số lần ngủ lại trên ghế dài vào năm 1934...”
Theo tài liệu của bà Sophia Judge, Bùi Tín, cùng sách trên (trang 153): “Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Ông còn để lại khi về nước một va-ly áo quần ông sắm cho vợ ông toàn là loại sang, cô bé Nga này lấy ra dùng bao nhiêu năm mới hết!” Hồ Chí Minh còn ‘yêu’ cả vợ của Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu khi đang dan díu với người phụ nữ Nga Vera này.
Ngoài ra, trong “Ho Chi Minh” tác giả William Duiker có ghi một phụ nữ trẻ khác tên Lý Sâm, lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của ông Hồ: “Lý Sâm và HCM đã bị cảnh sát Hongkong bắt tại một phòng hotel khi hai người đang trong phòng ngủ, lúc 2 giờ sáng ngày 6, tháng 6, 1931.”
Sau khi bị tù tại Hongkong, Hồ có tên mới là Tống Văn Sơ. Sau khi rời khỏi HongKong HCM đổi nhiều tên họ khác nhau để tiếp tục hoạt động. Có những nguồn tin cho biết khi ông trở về lại Nga, đàn anh cũng đã tìm cho ông Hồ một người phụ nữ Nga để làm vợ...
Trong cuốn “Con Rồng Việt Nam” tác giả cựu hoàng Bảo Đại ghi “Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến”(trang 205). Sở dĩ cựu hoàng Bảo Đại biết chuyện này nhờ những dịp đi ‘công tác’ với Võ Nguyên Giáp vào 1945. Ông Giáp đã kể lại một số sự thật về HCM, lúc này Bảo Đại mới biết rõ HCM là tên quốc tế cộng sản nên tìm đường lưu vong.
Kết luận chung: Như vậy qua 6 phần chúng ta thấy ông Hồ có rất nhiều vợ, người tình và con cái chứ không phải là một “vị Thánh” như ông ta và đảng cộng sản tung hô cả đời không vợ con mà chỉ lo cho dân tộc. Đây chính là một trong những hành động nói lên sự xấu xa của người cha không nhận con, người chồng không nhận vợ, người lãnh tụ nói dối dân tộc về mình.
B. Bản chất của sự việc?
Có thể nói chuyện tình ái và chuyện có nhiều vợ con cũng chẳng là chuyện to tát. Ngày nay việc sống như vậy càng dễ được chấp nhận hơn. Các vị lãnh tụ có vợ nọ con kia là điều không quá xa lạ nhưng họ dám thừa nhận hoặc được pháp luật các nước đó phanh phui ra. Nhưng điều này với ông Hồ và đảng cộng sản lại khác. Xin được nói rõ ở đây.
Thứ nhất, đối với cá nhân ông Hồ khi ông ta có vợ con mà ông ta không chịu nhận họ, thậm chí còn làm ngơ với cái chết của họ như trường hợp bà Xuân là một tội ác. Như vậy ông ta thật là một người cha và người chồng xấu.
Thứ hai, đối với dân tộc ông Hồ cũng là kẻ lừa dối khi ông ta sinh thời không chịu công khai về vợ con mình mà để yên cho đảng cộng sản tự tung, tự tác bốc thơm ông ta không có vợ con, chỉ dành hết tâm huyết cho dân tộc và đất nước.
Thứ ba, chính đảng cộng sản cũng phải chịu trách nhiệm với ông Hồ Chí Minh về việc cùng ông ta bưng bít sự thật về những lý lịch bất minh của ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tất Trung. Nhất là đối với một người từng giữ chức Tổng bí thư như ông Mạnh là vi phạm pháp luật. Hãy nhìn sang Mỹ để thấy ông Obama công khai lý lịch của mình từ cái giấy khai sinh cho thấy đảng cộng sản không tôn trọng pháp luật và coi thường nhân dân Việt Nam.
Thứ tư, chúng ta có thể thấy sự việc ông Hồ không công khai vợ con cho thấy trong chế độ cộng sản luôn luôn tồn tại khái niệm dối lừa mà đến cả một chuyện cỏn con như chuyện có vợ con cũng bị bưng bít sự thật. Đó là sự tồi tệ của chính thể cộng sản cần phải dẹp bỏ.
Vậy bản chất sự việc không thừa nhận vợ con của ông Hồ và hành động bưng bít của đảng cộng sản ở đây nói lên điều gì? Đó chính là muốn tiếp tục lừa dối dân tộc về một con người thánh thiện giả tạo như ông Hồ để tiếp tục giữ quyền độc tài đối với dân tộc Việt Nam. Tôi đã gặp nhiều người cho đến nay vẫn bị nhồi sọ với luận điệu “Cả đời Bác không vợ con chỉ lo cho nhân dân...” Bài viết này của tôi chỉ có mục đích nên lên sự thật về chuyện ông Hồ có nhiều vợ con mà ông ta không thừa nhận. Chính ông ta và đảng cộng sản đã lợi dụng điều này để lừa dối dân tộc.
Hoàn thiện và chỉnh sửa 01/09/2012
______________________________________
P/S:
Kính thưa Dân Làm Báo và bạn đọc!
Đây là bài viết cuối cùng trong loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” của tôi về ông Hồ Chí Minh. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tới Dân Làm Báo đã nỗ lực hết mình trong việc cho đăng tải những bài viết của tôi nhằm trả lại sự thật cho lịch sử đang bị đảng cộng sản bưng bít, bẻ cong để phục vụ cho mục đích độc tài cai trị của mình. Nỗ lực của Dân Làm báo hết sức đáng ghi nhận như một cây cầu kết nối tác giả và bạn đọc đến những sự thật không thể chối bỏ về nhân vật gian ác, bán nước và giết người hàng loạt... như ông Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, riêng cá nhân tôi trong thời gian viết bài đã được sự ủng hộ của rất nhiều bạn đọc mà tôi không thể nhớ hết tên khi đọc comment. Những bạn đọc đó là những độc giả thông minh nhất mà chúng ta đang cần để góp ý cho tôi nói riêng hoặc giúp cho những ai bị nhồi sọ sẽ có ngày tỉnh ra khỏi u mê. Sự đóng góp của bạn đọc là vô giá với những bài viết của tôi. Nếu không có bạn đọc ủng hộ, góp ý thì những bài viết của tôi không đem lại những thành công nhất định về nội dung và dư luận như hiện nay. Chính tôi đôi khi đã tìm thêm được nhiều gợi ý cho những bài sau này khi ở các bài viết trước được nhiều tác giả bổ sung tu liệu.
Xin chân thành cảm ơn bạn đọc ủng hộ nói chung và đặc biệt là những người có đóng góp nhiều nhất cho bài viết của tôi như: Loạt bài của tác giả Lê Nguyên. Bài đóng góp của tác giả Truyền Tấn, Bác Dân Nam với những bài viết và link hay, tác giả Lite_Breeze với những kiến thức về Trung cộng sâu rộng, còm sĩ 1NXX với những đóng góp thông tin phản biện giàu sức nặng và những thông tin pháp lý để tôi tiến hành việc chuẩn bị đưa tội ác Hồ Chí Minh ra công luận quốc tế... Ngoài ra là rất, rất nhiều còm sĩ mà tôi chưa biết mặt, chưa gặp, chưa biết tên thật nhưng đã có những đóng góp tích cực cho loạt bài viết của tôi thêm hoàn thiện: Trực ngôn, BN, PHO, IlluminatiMINDCONTROL, HS-TS-VN, xoathantuong, bác 2 què 1 công dân xứ @, Ju Mong, VN buồn, Hàn sĩ, tieu phu dat quang, MỘT BẠN ĐỌC, Người cảm nhận, Lớp 13, Changkho_thuychung12345632, Người Trẻ Sài Gòn, Lê cửu Long, Danhaiphong, Vitcondaudat, Sinh năm 1980, YVN, Con cháu bác Thiệu, SongBachDang, titanic, em16, SuthatLSVN, Hạ trùng nguyên, Thêm chữ cho Nghĩa, Dân Viêt, Dân Việt Nam, Usa, HK, HKK, Rebecca TSNV, 9xsaigon, Hung Le, Thu Trâm, Dân Chủ, Người Dân, saigon, HT Thich su that… và rất, rất nhiều còm sĩ tôi không thể nhớ và liệt kê ra hết được.
Trong thời gian tới, tôi xin giành thời gian để viết một số bài về các lãnh tụ cộng sản khác như Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… để cho nhân dân ta thấy được bản chất thật sự của đảng cộng sản Việt Nam. Ngoài ra mục đích lớn nhất của tôi là chuẩn bị đưa Hồ Chí Minh và tội ác của ông ta ra Liên Hiệp Quốc và công luận quốc tế.
Ngay sau bài này, tôi sẽ gửi tới bạn đọc một bài “CÁO TRẠNG” tội ác của đảng cộng sản và ông Hồ để bạn đọc góp ý trước khi tôi đi đến các bước tiếp theo cùng tôi đứng lên trả lại sự thật cho nhân dân Việt Nam. Khi có kế hoạch cụ thể tôi xin cùng người đại diện của mình trình bày trên Dân Làm Báo để bạn đọc góp ý, giúp đỡ và ủng hộ.
Xin chân thành cảm ơn Dân Làm Báo và bạn đọc!